Mục đích và phạm vi công bố

  1. Mục đích

- Chia sẻ thông tin, công bố các kết quả nghiên cứu mới và là diễn đàn trao đổi chuyên môn về các lĩnh vực nghiên khoa học liên ngành, công nghiệp văn hóa, sáng tạo và nghệ thuật trong nước và quốc tế.

- Cung cấp tài liệu tham khảo cho người dạy và người học của các chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực có liên quan tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các cơ sở giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới.

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện nhiệm vụ tư vấn chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo và các lĩnh vực công nghiệp văn hóa - sáng tạo và nghệ thuật.

- Góp phần nâng cao uy tín khoa học của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật và Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Phạm vi công bố

Tạp chí Khoa học liên ngành và Nghệ thuật là một ấn phẩm khoa học được bình duyệt dành riêng cho việc công bố, chia sẻ thông tin, thúc đẩy đối thoại, nghiên cứu và đổi mới về các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, sáng tạo và nghệ thuật theo hướng tiếp cận liên ngành, nhằm cung cấp một nền tảng cho các học giả, nhà thực hành và chuyên gia trong ngành trên cơ sở khám phá sự giao thoa và mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học liên ngành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời giới thiệu khả năng ứng dụng khoa học liên ngành trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Tạp chí kêu gọi các bài viết mới sử dụng tiếp cận liên ngành, có tư duy khai phóng và tầm nhìn toàn cầu với những đóng góp tập trung vào, nhưng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực sau: công nghiệp văn hoá; kinh tế sáng tạo; di sản; đô thị, quy hoạch và kiến trúc; các loại hình nghệ thuật từ các loại hình truyền thống bao gồm nghệ thuật thị giác, âm thanh, trình diễn, ngôn từ đến các loại hình nghệ thuật đương đại. 

Tạp chí đặc biệt khuyến khích các bài viết áp dụng quan điểm liên ngành, khám phá sự hợp tác giữa các lĩnh vực trong hệ thống công nghiệp văn hóa - sáng tạo, hoặc về một lĩnh vực song với nhiều tiếp cận đa dạng khác nhau. Ngoài ra, tạp chí cũng là diễn đàn chuyên sâu thảo luận các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước và tư vấn chính sách trong việc phát triển kinh tế sáng tạo, giáo dục công nghiệp văn hóa – sáng tạo và nghệ thuật; làm rõ các mối quan hệ giữa sáng tạo và thực tiễn, giữa thực hành và phát triển, giữa sản xuất và tiêu dùng của các lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật.